Nguồn gốc thủy tinh
Từ vài chục ngàn năm trước đây, xuất phát từ thời kì đồ đá nguồn gốc tự nhiên từ các dung nham núi lửa phun trào ra kết tinh là đá thủy tinh, việc sản xuất thủy tinh bắt nguồn từ Ai Cập vài ngàn năm trước công nguyên được lấy từ nguyên liệu đá thủy tinh. Sau quá trình biến đổi và phát triển thủy tinh được làm từ nguyên liệu sẵn có hơn từ thủy tinh soda. Thủy tinh từ thuở sơ khai còn màu xanh lá bởi những tạp chất ban đầu từ trong cát con người chưa tinh lọc được nó.
Trước đây, thời kì ban đầu sản xuất thủy tinh con người dùng ống thổi thủy tinh cho các sản phẩm thủ công đồ dùng, ngày nay với công nghệ hiện đại hơn con người ngày càng dựa vào máy móc là chủ yếu. Nên ngành công nghệ sản xuất thủy tinh cũng được hiện đại theo xu thế với máy móc và dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động.
Sản xuất thủy tinh theo yêu cầu
Dịch vụ sản xuất thủy tinh theo yêu cầu, giúp hiện thực hóa các ý tưởng của quý khách và thể hiện trên các sản phẩm thủy tinh theo một thiết kế riêng.
Khi đặt hàng sản xuất chai thủy tinh mới bạn có thể lựa chọn kiểu dáng, dung tích cũng như thiết kế lại toàn bộ chai cho đến khi vừa ý.
Ngoài ra, chúng tôi còn hổ trợ khắc nổi hoặc khắc chìm thương hiên (logo, Slogan…) của quý khách lên chai, lọ, hũ thủy tinh nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu của quý khách. Từ đó, quý khách có thể đăng ký sỡ hữu thiết kế kiểu dáng tránh tình trạng bị làm giả sản phẩm.
Công ty chúng tôi với kinh nghiệm và đảm bảo năng lực cung ứng ổn định các mặt hàng bao bì, hóa chất, vật tư công nghiệp phụ trợ hợp lý về giá cả và chất lượng. Chúng tôi là nhà sản xuất cung ứng chai lọ hũ thủy tinh, uy tín chất lượng.
Tìm hiểu về chất liệu thuỷ tinh trong sản xuất đồ gia dụng
Bên cạnh nhôm hay inox thì thuỷ tinh cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ gia dụng như: bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, nồi chảo…
1/ Các loại thuỷ tinh thường được sử dụng
Thủy tinh thông thường (soda lime): Là những sản phẩm thủy tinh làm từ chất liệu soda lime như chén dĩa, bình đựng nước, chai lọ, ly thủy tinh… mà chúng ta vẫn thấy và dùng hàng ngày. Loại thuỷ tinh này ít bám mùi, dễ dàng chùi rửa nhưng không chịu được nhiệt độ cao nên không khuyến khích cho vào lò nướng hay nấu trực tiếp trên bếp.
Các loại bình nước, ly nước.. thường được làm bằng thuỷ tinh thông thường
Thủy tinh cường lực (tempered glass): Cũng là thủy tinh thông thường nhưng được đun nóng lên đến 630 độ, sau đó được làm lạnh đột ngột giúp thủy tinh có được độ rắn chắc và tính chịu nhiệt cao hơn những sản phẩm được làm từ thủy tinh thông thường. Thủy tinh cường lực phù hợp với các công trình kiến trúc và trang trí nội thất, những nơi cần độ an toàn cao và khả năng chịu lực tốt như cửa kính, bồn rửa tay, kính bồn tắm đứng…
hinh
Thủy tinh chịu nhiệt (heat – resistant glass): Thủy tinh được đun nóng đến 1.000 độ, sau đó làm nguội từ từ, không tạo lực nén bên trong sản phẩm, chứa nguyên liệu chịu nhiệt Borosilicate nên chịu được nhiệt độ đến 400 độ, chịu được sốc nhiệt đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Đây là loại thủy tinh lý tưởng cho vật dụng nhà bếp như nồi thuỷ tinh, chảo thuỷ tinh..., các loại hộp đựng thực phẩm bằng thuỷ tinh. Với những sản phẩm làm từ thuỷ tinh chịu nhiệt bạn có thể sử dụng thoải mái trong lò vi sóng, lò nướng, nấu trên bếp gas, bếp hồng ngoại...
Các loại nồi, hộp đựng thực phẩm thường được làm bằng thuỷ tinh chịu lực
2/ Ưu nhược điểm của đồ dùng bằng thuỷ tinh
Ưu điểm:
- Sang trọng, đẹp mắt.
- An toàn cho sức khoẻ khi sử dụng do không bị oxy hoá.
- Không bị bám mùi, màu thực phẩm, dễ dàng vệ sinh chùi rửa.
- Đồ dùng bằng thuỷ tinh chịu nhiệt có thể chịu được sự sốc nhiệt tốt, đem từ tủ lạnh ra có thể nấu trên bếp gas, hoặc hâm trong lò vi sóng mà không sợ vỡ.
- Thuỷ tinh an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
- Khả năng giữ nhiệt tốt.
Nhược điểm:
- Dễ vỡ nếu sử dụng không cẩn thận.
- Trọng lượng nặng hơn so với đồ dùng bằng nhựa.
- Dẫn nhiệt kém hơn nồi chất liệu nhôm hay inox.
- Giá thành đồ dùng bằng thuỷ tinh cũng cao hơn so với đồ dùng bằng nhựa.
3/ Lưu ý khi sử dụng đồ thuỷ tinh
Để sử dụng đồ thuỷ tinh bền đẹp, bền lâu bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Hạn chế sốc nhiệt cho đồ dùng
- Không tiếp xúc với nhiệt độ cao trong tình trạng không đựng đồ ăn.
- Không rửa đồ dùng thủy tinh bằng những vật liệu gây trầy xước.
- Sau khi rửa vật dụng thủy tinh bằng nước rửa chén thì ngâm sản phẩm thủy tinh vào dung dịch nước ấm có pha giấm hoặc nước cốt chanh, sau đó rửa sạch rồi chùi nhẹ bằng khăn mịn, sẽ giúp cho thuỷ tinh sáng bóng như mới.
- Hạn chế chồng chất nhiều đồ thuỷ tinh lên nhau. Nếu như phải xếp chồng các sản phẩm thì nên đặt miếng lót giữa các sản phẩm để tránh ma sát trầy xước.
- Không nên rửa đồ dùng thủy tinh bằng búi sắt hoặc những vật dụng nhọn, như vậy sẽ làm trầy sản phẩm dẫn đến mất thẩm mỹ và làm sản phẩm dễ vỡ sau một thời gian sử dụng.
- Với những đồ thủy tinh không thể luồn tay vào để cọ, chùi rửa được thì ta có thể dùng dung dịch café pha loãng với nước, đổ vào bên trong và để 1-2 tiếng. Trong trường hợp không có thời gian thì cho vào đó một ít gạo, đổ nước ấm vào và lắc mạnh, những vết bụi bẩn sẽ được chùi sạch